Cho bé ăn dặm khi nào là tốt nhất?

Ngày đăng: 01/01/2022

Khi trẻ lớn lên theo thời gian, sữa mẹ dần không còn đủ để cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, và mẹ đang muốn cho trẻ ăn dặm thêm để bổ sung dinh dưỡng. Không biết nên cho bé ăn dặm khi nào? Và cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Trong 6 tháng đầu đời, không có nguồn thức ăn nào có thể thay thế được sữa mẹ, kể cả sữa công thức. Nhưng khi bé lớn lên, sự phát triển về thể chất và trí não của bé cần nhiều dinh dưỡng hơn, sữa mẹ không còn cung cấp đủ số lượng và chất lượng. Việc cho trẻ ăn dặm rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, thời điểm lý tưởng là khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.

Dấu hiệu bé quan tâm đến thức ăn dặm?

Khi bé được 6 tháng tuổi, đây cũng là thời điểm mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhưng làm thế nào để mẹ biết rằng em bé đã sẵn sàng để thêm thức ăn vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình? Điều quan trọng nhất cần nhớ là mẹ cần nhận ra các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng chấp nhận thức ăn mới, bao gồm:

Bé có thể ngồi và kiểm soát tốt đầu và cổ

Đầu bé có thể xoay

Có thể hỗ trợ đầu của mình

Thích thú với thức ăn, bé có thể bị hấp dẫn và  rướn người về phía thức ăn, nếu không cho bé thể hiện ra sự khó chịu.

Dấu hiệu bé chưa sẵn sàng để ăn dặm?

Bé chưa thể kiểm soát được đầu và cổ

Đôi khi mẹ thử đưa thức ăn gần bé, bé có thể đẩy thức ăn chỗ khác, ngậm miệng hoặc không quan tâm.

Cho bé ăn dặm như thế nào?

Để bé bắt đầu tập làm quen với thức ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng chuyển dần sang đặc, từ ít tới nhiều, xay nhuyễn các thức ăn như rau, củ, cá,… để bé có đủ chất dinh dưỡng. Nồi hấp chính là công cụ bạn cần để chuẩn bị bữa ăn cho trẻ, vì hấp đã được chứng minh là phương pháp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Thức ăn hấp xay nhuyễn bảo toàn được giá trị dinh dưỡng cho bé

Để tạo tính tự lập cho con ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên cho con ngồi trên ghế ăn dặm chuyên dụng, đồng thời tắt tivi, điện thoại di động để con chỉ tập trung vào công việc chính là ăn uống. Đừng tạo tiền lệ xấu cho trẻ để trẻ chịu ăn như dụ dỗ bằng điện thoại, bế bé đi dạo khi ăn hoặc cho bé đồ chơi,… Thói quen ăn uống tốt sẽ giúp trẻ duy trì được hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cha mẹ sẽ đỡ nhọc nhằn trong việc cho bé ăn về sau.